Công Cụ Đo Đạc Phong Thủy Trong Thời Cổ Bạn Nên Tìm Hiểu

Các nhà phong thủy muốn có sự chuẩn xác trong đo đạc, cần phải nhờ đến một số công cụ nhất định. Vậy những công cụ đo đạc phong thủy là những gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết.

Các công cụ đo đạc phong thủy trong thời cổ đại

Các công cụ đo đạc phong thủy trong thời cổ đại tiêu biểu không thể không nhắc đến như biểu, thổ khuê, la bàn, kim chỉ nam, nhâm bàn, thước…

Biểu , Thổ khuê

Đại thổ khuê có cấu tạo vô cùng đơn giản. Sách “Chu lễ – Địa quan – Đại tư đồ: có đoạn viết.

“Dùng phương pháp của thổ khuê để đo độ nghiêng của đất, đo bóng nắng để tìm chỗ đất chính giữa”. Phương pháp sửu dụng thổ khuê là :

Dựng trên mặt đất một cây gậy( biểu) thẳng đứng, cây gậy này sẽ đổ bóng xuống mặt đất theo hướng chiếu sáng của mặt trời , lúc này thổ khuê sẽ được sử dụng để đo độ dài ngắn nhất chính là ngày hạ chí , ngược lại ngày mà bóng của cây gậy có độ dài dài nhất chính là ngày đông chí . Sau này thổ khuê được kết hợp với biểu được gọi là khuê biểu.

Khuê biểu được cấu tạo bởi một “khuê” là cây thước mảnh dài, nằm ngang có chia độ và một hoặc hai “biểu” là cây gậy cắm thẳng đứng so với mặt đất . Một tấm thước có cắt vạch được nằm ngang tại hướng chính nam hoặc chính bắc để đo độ dài của bóng nắng được gọi là khuê, một cây gậy hoặc cột đá được cắm thẳng đứng so với mặt đất được gọi là biểu . Chúng được đặt ở ngoài trời, khuê được đặt nằm ngang , áp vào mặt phía bắc của biểu , căn cứ vào bóng của biểu ở trên khuê , để đo đạc so sánh với và đánh dấu sự biến hóa của bóng mặt trời theo chu kỳ trong ngày và một năm, từ đó có thể xác định được phương hướng , đo đạc được thời gian , tìm ra được thường số của năm, xác định được mùa màng và làm ra lịch pháp, có tác dụng đối với việc sản xuất nông nghiệp.

cong-cu-do-dac-trong-phong-thuy

La Bàn

La bàn là công cụ đo đạc thiết yếu của phái lý khí, chủ yếu bằng một chiếc kim nam châm đặt ở vùng trung tâm và một loạt các vòng tròn đồng tâm tạo thành . Mỗi vòng tròn trên la bàn đại diện cho sự lý giải của người trung Quốc cổ đại về một tầng thông tin trong hệ thống vũ trụ . Người Trung Quốc cổ đại cho rằng, khí trường của con người chịu sự tác động của khí trường vũ trụ , nếu con người và vũ trụ hài hòa sẽ cát lợi và ngược lại , nếu con người và vũ trụ không hài hòa với nhau sẽ là hung họa.

Vì vậy họ đã được các tầng thông tin về vũ trụ , như các vì tinh tú trên bầu trời , vạn vật dưới mặt đất được đại diện bởi ngũ hành , thiên can và địa chi…lên mặt la bàn. Các nhà phong thủy thông qua sự chuyển động của kim nam châm trên bề mặt la bàn để tìm ra phương vị hoặc thời gian phù hợp nhất đối với một người hoặc một sự vật đặc định.

La bàn của phong thủy có nguồn gốc từ thổ khuê . Sách “Chu Lễ” Họ thổ Phương nắm giữ phương pháp dùng thổ khuê, để đo bóng mặt trời , đo đất đai làm nhà” Từ đó có thể thấy rằng thổ thuê đã được sửu dụng rộng rãi trong thuật tướng trạch thời bấy giờ

Bề mặt thổ khuê là một hình tròn được chia làm 12 phần , lần lượt là ghi chú 12 đại chi tức Tý, Sửu, Dần Mão, Thìn Tỵ, Ngọ , Mùi, Thân , dậu, Tuất, Hợi, . Tại tâm của vòng tròn cắm cắm một cây cọ thẳng đứng vuông góc với bề mặt . Khi ánh sáng mới chiếu vào , người ta quan sát bóng của cây cọc đó đổ về phương nào trên bề mặt thổ khuê để xác định thời gian, thổ khuê chính là hình thức manh nha của  la bàn sau này.,

La bàn không chỉ là công cụ bắt buộc cần phải có khi xem phong thủy mà nó còn có tác dụng trấn trạch đối với những ngôi nhà có tà khí . về trên mặt la bàn có chứa rất nhiều thông tin về âm dương. ngũ hành nội dung gồm có Tiên Thiên, Bát Quái, Hậu thiên bát quái, của Chu Văn Chương , nhị thập bát tú, 72 long xuyên sơn, 60 long thấu địa và 365 độ chu thiên. Đó là sự tập hợp của lin khí tự nhiên trong trời đất, nên có tác dụng nhất định trong hóa sát, trấn trạch, đuổi tà.

cong-cu-do-dac-trong-phong-thuy

Kim chỉ nam

Cuốn ” Quản thị địa lý chỉ mông ” được thành sách chậm nhất là vào đời tống , lần đầu tiên được đề cập với logic Kim nam châm là do sắt đã được mài giũa mà thành, sắt thuộc hành kim nên căn cứ theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh, tương khắc thì Kim sinh Thủy , mà phía Bắc lại thuộc Thủy , thế nên Thủy ở phía Bắc chính là con của Kim . Kim nam châm được tạo ra từ đá nam châm , đá nam châm được thai nghé từ khí dương mà thành . Khí dương thuộc hành Hỏa , nằm ở hướng nam thế nên nam là mẹ của kim nam châm . Thế nên Kim nam châm vừa phải lo cho mẹ là vừa nhớ nhung con , thế nên tự nhiên sẽ luôn chỉ về hướng Nam ”

Đây là sự giải theo học thuyết âm dương ngũ hành , bộ môn học đương đại đã giải thích về hiện tượng kim nam châm luôn chỉ về hướng nam như sau” Trái đất là một khối nam châm lớn , cực nam của từ trường ở trái đất nằm ở gần bắc cực của địa lý , cực bắc của từ trường trái đất nằm ở gần cực nam của địa lý , kim chỉ Nam nằm trong vùng từ trường của tái đất sẽ phải chịu tác dụng của lực từ nên một đấu sẽ chỉ về hướng Nam, một đầu sẽ chỉ về hướng Bắc.

cong-cu-do-dac-trong-phong-thuy

Nhâm bàn

Nhâm bàn hay gọi là Lục nhâm thức bàn. Lục nhâm là một phương pháp sửu dụng âm dương ngũ hành để phán đoán cát hung trong thời cổ đại . Vì trong sáu mươi Giáp Tý có 6 lần xuất hiện chữa Nhâm ( Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Tuất, Nhâm Tý , Nhâm Dần) nên gọi là Lục Nhâm

Lục Nhâm thức bàn là do 2 bàn đồng trục , một trên một dưới đặt trồng lên nhau tạo thành. bàn hình tròn được gọi là thiên bàn , bàn hình vuông được gọi là địa bàn tượng trưng cho trời tròn đất vuông.

Tại vùng trung tâm của Thiên Bàn vẽ hình tròm sao Bắc Đẩu thất tinh, xung quanh là 2 vòng tròn viết chữ triện , vòng ngoài là nhị thập bát tú , vòng trong là 12 chữa số . Các chữ số này là lần lượt biểu thị cho Nguyệt tướng hoặc Nguyệt thần . Địa bàn lại gồm có 3 tầng , tầng bên trong là bát can tứ duy , tầng ở giữ là 12 chi và tầng ở ngoài là nhị thập bát tú.

Phương pháp sử dụng nhâm bàn : Chuyển động thiên bàn , căn cứ vào can chi và địa thời thần do thiên bàn và địa bàn chỉ vào để phán đoán cát hung . So với tư nam của đời Hán Nhâm bàn thiếu chiếc kim nam châm nên không thể xác định được phương hướng . Dù có nhu vậy thì nó vẫn là công cụ tương đối quan trọng .

cong-cu-do-dac-trong-phong-thuy

Thước

Thước dùng trong phong thủy thường là thước lỗ ban , là một công cụ thường dùng để đo đạc xây dựng nhà cửa . Thước lỗ ban có hình dạng gần giống thước eke . Từ bên trái sang bên phải thước lỗ ban có tất cả 4 hàng lần lượt là tấc theo truyền thống , thước lố ban, thước đinh lan và vạch chia centimet. Thước lỗ ban có độ dài khoảng 42,9 cm, tương truyền là do là do Công Thâu ban người người nước Lỗ sinh sống vào thời kỳ Xuân Thu chế tạo nên. Sau này giới phong thủy đã thêm vào chiếc thước 8 chữ nhằm tính toán kích thước cát Hung của nhà ở nên còn được gọi là thước Môn Cung . 8 chữ đó được lần lượt gọi là tài, bệnh, ly, nghĩa , quan, Kiếp, hại, bản . Dưới mỗi chữ cái lại có 4 chữ cái nhỏ khác để phân biệt ý nghĩa cát hung.

Khi xây dựng nhà cửa cũng như chế tạo đồ dùng trong nhà độ cao, thấp, rộng hẹp, dài ngắn của chỉnh thể cho đến mỗi bộ phận đều được đo đạc bằng chiếc thước này, nhằm cho ngôi nhà và các đồ dùng đều phù hợp với những kích thước cát lợi , tránh xa những kích thước có liên quan đến hung họa , phù hợp với tâm lý cầu mong bình an, cát tường cho gia chủ.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết các công cụ đo đạc phong thủy trong thời cổ, sự gia đời cũng như cách dùng của các công cụ này. Hy vọng sau khi tìm hiểu xong bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu biết thêm về những công cụ đo đạc mà từ xưa ông cha ta đã sử dụng.

You may also like...