Cách Bố Trí Nhà Vệ Sinh, Khoa Học Chuẩn Phong Thủy Và Những Điều Nên Tránh

Nhà vệ sinh là không gian sinh hoạt cá nhân của mỗi gia đình. Nhiều người có suy nghĩ nhà vệ sinh đặt ở đâu cũng được, hợp thì đặt, không kiêng kị nhưng đó là một sai lầm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài vận của gia chủ. Cho nên chúng ta phải bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý nhất hợp phong thủy nhất để giảm thiểu những điều rủi ro đến với mọi người trong gia đình.

Bố trí nhà vệ sinh sao cho hợp lý

Trong các thiết kế nhà ở theo phong cách hiện đại , tuyệt đại đa số đều bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm trong cùng một không gian . Vì vậy trong phần này chúng tôi cũng sẽ trình bày chung về cả hai hạng mục này.

bo-tri-phong-ve-sinh

Vị trí của nhà vệ sinh

Trong phong thủy học nếu căn cứ vào sự tổ hợp của Tiên thiên Bát quái để sắp xếp thứ tự cho 8 phương vị sẽ là:

  • Sinh khí vị , là sao Tham Lang
  • Diên niên vị, là sao Vũ Khúc
  • Thiên y vị, là sao Cự Môn
  • Phụ vị , là sao Tả Phụ
  • Họa hại vị , là sao Lộc Tồn
  • Lục sát vị, là sao Văn Phúc
  • Ngũ quỷ vị, là sao Liêm Trinh
  • Tuyệt mệnh vị , là sao Phá Quân

Phòng vệ sinh vốn không phải là nơi sạch sẽ, bởi vậy không nên đặt nó vào cát vị sinh khí trong nhà ở mà nên đặt ở Tuyệt mệnh mệnh hoặc Ngũ quỷ vị , Họa hại vị, Lục sát vị nhằm áp chế các phương vị đó, sử dụng phương pháp ” lấy độc trị độc” hóa hung thành cát.

  • Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà:  Khí ẩm hôi từ nhà vệ sinh có thể phát tán khắp ngôi nhà, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.
  • Phòng vệ sinh nên đặt ở vị trí kín đáo tuyệt đối không được đối diện với cửa chính . Nếu cửa chính đối diện với phòng vệ sinh trong nhà sẽ không thể tụ tài.
  • Phòng vệ sinh cũng không thể đặt chỗ tận cùng của hành lang đây là bố cục đại hung trong phong Thủy học. Vì phòng vệ sinh có rất nhiều khí ẩm, uế khí chất khí này sẽ đi theo hành lang và khuếch tán ra các phòng khác khiến cả ngôi nhà đều không đảm bảo vệ sinh
  • Cửa phòng vệ sinh không nên đặt đối diện với cửa phòng bếp . Vì nhà vệ sinh và phòng bếp chính là Thủy và Hỏa, nếu cửa của 2 phòng này đối diện với nhau sẽ tạo nên cục Thủy Hỏa bất dung trong phong Thủy học . Nếu trong nhà có bàn thờ thì cửa phòng vệ sinh cũng không được đặt sau bàn thờ hoặc ở tầng trên chiếu xuống bàn thờ để tránh xúc phạm đến thần linh.
  • Nhà vệ sinh không nên nằm phía sau bài vị: thậm chí cả gian phòng tầng trên bài vị. Ngoài ra, nhà vệ sinh nên tránh đặt ở vị trí Văn Xương (vị trí mà sao Khuê chiếu đến), tránh Văn Xương bị ô uế.

bo-tri-phong-ve-sinh

Thông gió trong phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh phải luôn giữ gìn khô ráo, sạch sẽ tránh để ẩm ướt và phải được thông gió tốt . Nên mở cửa sổ vị trí tương đối cao trong phòng vệ sinh nhằm giúp cho nơi này luôn đủ ánh sáng không khí được lưu thông. Nếu phòng vệ sinh không có cửa kín thì nên lắp thêm hệ thống quạt thông gió để giúp không khí tù đọng nhanh chóng thoát ra ngời.

Vị trí đặt bồn cầu

Bồn cầu tuyệt đối không được đặt trên đường chữ thập ngang dọc và đường chéo nối bốn góc nhà , cũng không được đặt cùng hướng với cửa ra vào vì sẽ tạo nên cách cục tài khí và uế khí ra vào cùng 1 hướng, là một cách cục thoái tài điển hình trong phong thủy học

Bồn cầu cũng không được đặt đối diện với cửa phòng vệ sinh vì người trên bồn cầu sẽ đối diện với cánh cửa , vừa mất mỹ quan vừa tạo nên cách cục thoát tài . Tọa hướng của bồn cầu tốt nhất là nên vuông góc hoặc so le so với cửa phòng vệ sinh . Vị trí đặt bồn cầu không được xung với vị trí đặt giường ngủ hoặc bếp đun trong nhà . Bồn cầu nên đặt tọa hướng Nam để tránh hình thành cục diện Thủy Hỏa tương xung.

Màu sắc trong phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh thuộc Thủy nên yếu tố màu sắc cũng cần phải liu ý . Tốt nhất nên chọn những màu sắc thuộc Kim như trắng hoặc màu sắc thuộc Thủy như màu đen, màu lam . Như vậy vừa đảm bảo yếu tố trang nhã , thẩm mỹ lại giúp cho người dùng có cảm giác an toàn.

Cây cảnh trong phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh luôn ẩm ướt nên sự chênh lệch nhiệt độ là khá lớn , bởi vậy nên lựa chọn cây xanh có khả năng chịu ẩm tốt để đặt tại đây.

bo-tri-phong-ve-sinh

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hiện đại sao cho đẹp?

Nhà ống là loại hình nhà ở có chiều rộng (hay chiều ngang) nhỏ hơn nhiều lần so với chiều dài (chiều sâu). Mẫu nhà này sẽ bị hạn chế về chiều rộng nhưng có chiều sâu về phía sau . Ngoài ra, chúng cũng thường được biết đến với tên gọi là nhà phố.

Không chỉ đơn thuần là nhà ở, nhà ống được tận dụng để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho gia chủ. Các hình thức vừa ở vừa kinh doanh, kết hợp cho thuê hoặc xây dựng nhà nghỉ đều thiết kế trên loại hình nhà ống này. Vì vậy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hiện đại sao cho đẹp luôn được chủ nhà chú trọng.

Cấu trúc nhà vệ sinh cho nhà ống

Phòng vệ sinh nhà ống có diện tích tương đối nhỏ, do vậy cấu trúc của kiểu nhà vệ sinh này sẽ được thiết kế theo xu hướng tối giản nhất có thể.

Khi bố trí phòng vệ sinh cho nhà ống, bạn cần chú ý phân biệt rõ hai khu vực khô và ướt.Việc phân chia rõ khu vực giúp cho gia chủ thuận tiện hơn trong vấn đề vệ sinh, cũng như đảm bảo không gian thông thoáng và sạch sẽ cho toàn bộ căn phòng.

Những liu ý khi đặt nhà vệ sinh trong nhà ống

Mặc dù cần đảm bảo về mặt công năng nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những yếu tố phong thủy quan trọng khi tìm hiểu cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống vì nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình.

  • Nhà vệ sinh không đặt ở trung tâm ngôi nhà
  • Tránh hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam
  • Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
  • Không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ
  • Không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ
    Không nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
  • Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải thông thoáng: Nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều không dễ chịu đối với bất cứ người nào. Do đó, khu vực này nên được thiết kế với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí.

bo-tri-phong-ve-sinh

Cách bài trí nhà vệ sinh có diện tích nhỏ cho nhà ống

Vì nhà vệ sinh có diện tích nhỏ nên chúng ta cần trang trí làm sao để có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng vì nhà vệ sinh nhà ống thường gồm cả bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng.

– Chọn gạch ốp: không gian nhỏ có thể trang trí bằng việc chọn gạch ốp màu sáng, giúp phòng trông thoáng rộng và sạch sẽ hơn. Hạn chế những hoa văn rườm rà, nhiều chi tiết. Bên cạnh đó, hãy sử dụng loại gạch lấy gam màu trắng làm chủ đạo

– Sử dụng giấy dán tường: Sử dụng giấy dán tường với những hình ảnh chụp ảnh sẽ là giải pháp khá tốt cho một không gian nhỏ bé. Nó sẽ làm cho căn phòng của bạn trông lớn hơn và một cảm giác rất phong cách khi bạn sử dụng nhà tắm.

– Sử dụng gương lớn: Nói về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống ta thấy rằng những chiếc gương giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng không gian. Nó thậm chí còn còn giúp phòng tắm của bạn sáng sủa hơn, một căn phòng nhiều ánh sáng chăc chắn sẽ mang lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng.

– Sử dụng không gian trong góc để đặt bồn rửa tay hoặc bồn tắm đứng: Nếu không biết cách bố trí phù hợp, bồn rửa tay cũng có thể khiến việc lưu thông trong nhà tắm gặp khó khăn. Bạn có thể đặt bồn ở góc nhà, gần WC thay vì dọc tường như kiểu quen thuộc

– Tiết kiệm diện tích sàn: Hãy tiết kiệm tối đa diện tích sàn bằng cách đặt càng ít vật dụng thiết bị dưới sàn càng tốt, thay vào đó hãy gắn các thiết bị vào tường, đưa các vật dụng lên cao. Lắp đặt một cabin tắm bằng kính trong suốt nó sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn rất nhiều.
– Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất: Phía dưới bồn rửa, bạn có thể đặt tủ đồ, khoảng không còn lại cũng có thể đặt đồ lặt vặt.

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin bài viết cách bố trí nhà vệ sinh đẹp chuẩn phong thủy và những điều cần tránh mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích dành cho các bạn. Hãy theo dõi những bài viết mới qua trang Baongoccakito để đón đọc nhiều bài viết mới.

You may also like...