Tính từ là gì trong tiếng việt, lấy ví dụ về tính từ, phân loại tính từ

Trong ngữ pháp tiếng Việt, tính từ cùng với động từ và danh từ là những loại từ rất quan trọng trong việc diễn đạt câu, đồng thời tạo nên sự giàu đẹp của tiếng Việt. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về tính từ là gì, lấy ví dụ về tính từ, phân loại tính từ, sự quan trọng của tính từ trong câu…sẽ đều được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.

tinh-tu-la-gi

Tính từ là gì?

Theo định nghĩa của sách giáo khoa lớp 4 thì tính từ là những từ được dùng để miêu tả trạng thái, màu sắc, hình dáng của con người, sự vật hay hiện tượng thiên nhiên. Bên cạnh đó, tính từ còn là những từ dùng để miêu tả tâm trạng, cảm xúc của sự vật, con người.

Tính từ trong tiếng Việt là những từ có khả năng biểu đạt tốt nhất. Tất cả các tính từ đều có khả năng gợi hình ảnh và cảm xúc ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác đi rất nhiều.

Ví dụ về tính từ:

Tính từ chỉ màu sắc: Đỏ, đen, vàng xanh, trắng, tím, hồng…
Tính từ chỉ trạng thái: Buồn, vui, cô đơn, hạnh phúc, chán, ghét…
Tính từ chỉ hình dáng: ngắn, dài, cao, thấp, béo gầy, dày, mỏng…

Phân loại tính từ

Có 5 loại tính từ trong tiếng Việt đó là

  • Tính từ chỉ đặc điểm
  • Tính từ chỉ chất
  • Tính từ chỉ trạng thái
  • Tính từ tự thân
  • Tính từ không tự thân

Tính từ chỉ đặc điểm

Tính từ chỉ đặc điểm thường được dùng để biểu thị đặc điểm của một sự vật, hiện tượng vốn có của nó như đồ vật, con vật, cây cối, con người hay bất kỳ sự vật nào có thể so sánh chất lượng được.

– Tính từ đặc điểm bên ngoài mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường.

  • Ví dụ: cao thấp, to, bé, rộng, dài….

– Tính từ chỉ đặc điểm về tính cách, cảm xúc, tâm lý con người hay độ bền, giá trị của đồ vật.

  • Ví dụ: Ngoan, hiền , dịu dàng, chăm chỉ, thật thà…

tinh-tu-la-gi

Tính từ chỉ chất

Tính từ chỉ chất là miêu tả đặc điểm từ bên trong mà con người không thể dùng mắt hoặc các giác quan để nhìn hoặc cảm nhận được, nhưng hoàn toàn có thể đoán được ra.

– Tính từ chỉ tính chất thường mọi người nói, viết về những biểu thị đặc điểm bên trong của một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người nào đó.

– Để nhận biết được tính từ chỉ chất thường dựa vào hình dáng bên ngoài, kiến thức về chúng mà mọi người có được để tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận về chất lượng bên trong.

  • Ví dụ: Hư, ngoan, hiền, độc ác, nông cạn…

Tính từ chỉ trạng thái

– Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc người tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Tính từ trạng thái là chỉ tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

  • Ví dụ: Yên tĩnh, mê man, bất tỉnh, yên lặng…

Tính từ tự thân

Tính từ tự thân là những từ mà bản thân nó vốn dĩ là một tính từ, nếu đứng một mình thì người đọc vẫn biết đó là tính từ. Loại này thường không cần những từ khác bổ nghĩa, hỗ trợ chúng.

Bên cạnh đó, loại tính từ tự thân thường dùng để mô tả hình dáng, màu sắc, mùi vị, kích thước,… của sự vật, hiện tượng cụ thể.

Ví dụ:

  1. Tính từ chỉ mùi vị: cay, đắng, mặn, ngọt, chua, chát, nồng, tanh….
  2. Tính từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, lục, lam, chàm, tím….
  3. Tính từ chỉ âm thanh: Thánh thót, trầm bồng, ào ào, ồn ào,…
  4. Tính từ chỉ kích thước: thấp, cao, dài, ngắn, rộng, hẹp…
  5. Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, vắng vẻ….
  6. Tính từ chỉ hình dáng: To, thấp, béo, gầy
  7. Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, yếu đuối, kiên cường,…
  8. Tính từ chỉ mức độ: Nhanh, chậm, gần, xa….

Tính từ không tự thân

Tính từ không tự thân là những từ mà bản chất nó không phải là tính từ nhưng được sử dụng, chuyển sang như một tính từ. Thông thường, chúng chỉ được xem là tính từ khi kết hợp với động từ, danh từ và khi đứng riêng một mình thì chúng không còn là tính từ.

Sau bài viết trên bạn có thể tự trả lời cho câu hỏi tính từ là gì, cách phân loại tính từ rồi chứ.

You may also like...