Động Từ Là Gì Trong Tiếng Việt? Các Loại Động Từ Ví Dụ Động Từ

Bạn đang tìm hiểu Động Từ là gì? các loại Động Từ? chức năng Động Từ trong câu….Thì tại bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức về Động Từ các bạn cùng tìm hiểu.

Khái Niệm Động Từ Là Gì?

Động Từ là gì? Động từ là từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người và các sự vật, hiện tượng khác.

Hiểu đơn giản dân gian hơn thì những sự vật nào có thể chuyển động, di chuyển, thay đổi vị trí này sang vị trí khác đều là những động từ. Hoặc những vật có cảm xúc, có thể thay đổi tâm trạng bằng các giác quan trên cơ thể cũng là động từ.

VD: Chạy trốn, hành quân, đi làm, ăn cơm, đi chơi, nhảy nhót….

dong-tu-la-gi

Xem thêm:

Phân loại động từ trong Tiếng Việt

Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là:

  • Động từ chỉ hoạt động
  • Động từ chỉ trạng thái.

Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.

Động từ chỉ hoạt động

Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: đuổi, bắt, nhảy, chạy…

Động từ chỉ trạng thái

Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Buồn, chán, vui…

Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ dung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

  • Động từ chỉ trạng thái tồn tại ( còn, có, hết,…)
  • Động từ chỉ trạng thái biến hóa ( hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,…)
  • Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí ( định, toan, dám, quyết, nỡ,…)
  • Động từ chỉ sự cần thiết ( cần, nên, phi,…)
  • Động từ chỉ tình thái nguyện vọng ( mong muốn: mong, muốn, ước,..)
  • Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ ( hịu đựng: bị, được, phải, mắc,…)
  • Động từ chỉ trạng thái so sánh ( là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng….)

Nội động từ

Nội Động Từ là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,…)

Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng

VD: Mẹ mua cho tôi quần áo mới

Ngoại động từ

Ngoại Động Từ là những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,…)

Động từ ngoại động không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

VD: Mọi người tại đây đều yêu quý anh ấy

Chức Năng Của Động Từ

– Động từ có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.

Ví dụ: Mặt nước đang dâng cao

Trong câu động từ “ đang dâng” bổ sung ý nghĩa cho danh từ mặt nước.

– Ngoài ra động từ cũng có thể giữ vai trò các thành phần khác trong câu như:

+ Động từ đôi khi có thể giữ vai trò là chủ ngữ trong câu đơn.

Ví dụ: Dạy học là niềm đam mê

Động từ “ dạy học” giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt, động từ có thể giữ chức năng là định ngữ trong câu.

Mẹ tôi đang trồng rau

Động từ “đang trồng rau” giữ chức năng định ngữ trong câu.

+ Ngoài ra động từ có thể làm trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Đánh con như vậy vậy là sai

Động từ “đánh con” giữ chức năng trạng ngữ trong câu.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết Động Từ là gì? . Hy vọng sau khi tìm hiểu xong bài viết này bạn sẽ có thêm một số những thông tin hữu ích về Động Từ trong Tiếng Việt .

You may also like...