Hiện Tượng Bóng Đè Là Gì? Tại Sao Bị Bóng Đè? Cách Tránh Bị Bóng Đè Hiệu Quả
Hiện tượng bóng đè có lẽ không phải là hiếm gặp nhất là đối với những ai yếu bóng vía. Vậy bóng đè là gì? tại sao lại bị bóng đè? khi bị bóng đề nên làm gì? sẽ được Baongoccakito lý giải tại bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Hiện tượng bóng đè là gì?
Hiện tượng bóng đè hay ma đè hoàn toàn không phải là hiện tượng tâm linh do “người âm” hay “thần thánh” gây ra, cũng không phải do người bệnh bị “yếu bóng vía” mà bị
Hiện tượng bóng đè là tình trạng mất kiểm soát cơ kết hợp với ảo giác trong thời gian ngắn, xảy ra ngay sau khi ngủ hoặc thức dậy. Hiện tượng này được các bác sĩ gọi là chứng tê liệt khi ngủ.
Thông thường khi diễn ra giấc ngủ REM tiêu chuẩn, chúng ta sẽ nằm mơ và bị mất kiểm soát cơ để vẫn nằm yên mà không hành động theo như giấc mơ. Tình trạng tê liệt sẽ kết thúc khi thức dậy, vì vậy bạn không hề biết rằng mình vừa bị mất khả năng cử động.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng bóng đè liên quan đến trạng thái ý thức hỗn hợp, pha trộn giữa thức và giấc ngủ REM. Trên thực tế, trạng thái mất kiểm soát cơ và hình ảnh cơn mơ trong giấc ngủ REM có thể vẫn tồn tại ngay cả khi chúng ta đã chuyển sang trạng thái nhận thức và tỉnh táo
Những đối tượng nào sẽ hay bị bóng đè
Chứng bóng đè có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc thanh niên (từ 7 – 25 tuổi), và xảy ra thường xuyên hơn ở độ tuổi 20 – 30. Tuy nhiên thường xuất hiện vào những đối tượng dưới đây.
– Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ rũ
– Giấc ngủ không ổn định, xuất hiện vấn đề thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
– Có tư thế nằm sấp khi ngủ là nguyên nhân phổ biến gây nên những triệu chứng bóng đè.
– Bóng đè thường có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng: trầm cảm, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm xúc, huyết áp tăng khi ngủ,…
– Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị bóng đè khi ngủ.
Dấu hiệu khi bị bóng đè
– Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
– Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
– Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút
– Tỉnh táo nhưng không thể nói trong khi bị bóng đè
– Có ảo giác và cảm giác sợ hãi
– Cảm thấy áp lực lên ngực
– Khó thở
– Cảm giác như cái chết đang đến gần
– Đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ và hoang tưởng
– Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm thấy rất buồn và lo lắng
Nên làm gì khi bị bóng đè
Tập trung vào hơi thở
Khi bị bóng đè mà bạn càng hoảng loạn thì sẽ càng làm tăng áp lực lên ngực, khiến việc giữ hơi thở đều trở nên khó khăn hơn. Thế nên, bạn cần tập trung vào hơi thở để giữ bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc.
Chuyển động nhẹ
Các cử động nhỏ như nắm hờ bàn tay hay co ngón chân sẽ không quá khó khăn. Bạn cũng hãy cố gắng cử động cơ mặt bằng cách nhăn mặt, mím môi để nhanh thoát khỏi cảm giác bóng đè.
Cố nói chuyện
Có thể lúc bị bóng đè, cổ họng bạn đã tê cứng nhưng hãy cố gắng tập trung hết sức để nói ra một điều gì đó. Nếu không, hãy cố ho khan như một cách để tự đánh thức cơ thể.
Giữ nguyên tư thế
Khi bạn có cảm giác bị ai đó đè xuống, việc cố chống cự lại sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên thả lỏng và tự trấn tĩnh bản thân bằng cách tự nhủ rằng: “Mọi chuyện sẽ nhanh qua thôi”.
Làm sao để không bị bóng đè
Tránh các tư thế nằm sấp vì tư thế này có thể làm bạn khó thở và ảnh hưởng đến các cơ.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải chuẩn bị một không gian thoáng mát, tư thế nằm thoải mái, quần áo khi ngủ cũng phải đủ rộng để máu lưu thông và tránh thói quen “ngày ngủ, đêm thức”.
Ngay trước khi ngủ hãy cố gắng giảm thiểu các tác nhân gây lo âu, căng thẳng.
Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc. Trong nghiên cứu của tác giả Sharpless BA – Đại học Washington (Mỹ), các chuyên gia về tâm thần cho biết, để tránh hiện tượng này bạn cần lập thời gian ngủ của mình để có thể ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Nếu bạn đang rơi vào hiện tượng này, đừng cố thoát ra mà hãy ngủ tiếp vì nếu cố “vùng vẫy” chỉ làm bạn kiệt sức mà thôi dù nó hơi đáng sợ.
Trên đây là những chia sẻ về của chúng tôi về hiện tượng bóng đè , bóng đè là gì? cách phòng chống bóng đè….Hy vọng sau chia sẻ này sẽ mang đến những thông tin hữu ích co tất cả các bạn.