Văn Khấn Tết Nguyên Đán, Cách Chuẩn Bị Đồ Lễ Tết Nguyên Đán

Văn khấn Tết Nguyên Đán tổng hợp các bài cúng Tết  theo đúng nghi thức, phong tục tập quán của người Việt trong 3 ngày Tết nhờ đó, sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài phúc vẹn toàn, các bạn tham khảo, chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết cổ truyền.

Tổng hợp các bài văn khấn tết nguyên đán

Tết nguyên đán không chỉ là thời gian các gia đình nghỉ ngơi quây quần bên nhau mà đây còn là dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng thành kính đến ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Chính vì vậy bài văn khấn tết nguyên đán được các gia đình rất coi trọng và chuẩn bị rất thành tâm.

van-khan--tet-nguyen-dan

Văn khấn tết nguyên đán mồng 1 tết tại nhà

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

– Con kính lạy Chư vị Tôn thần.

Tín chủ (chúng con) là: ……………………………………………….…

Ngụ tại: …………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng giêng năm …….., nhằm ngày tết

Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

van-khan--tet-nguyen-dan

Văn khấn tết nguyên đán mồng 1 tết tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cách chuẩn bị mâm cúng tết nguyên đán

Mâm cơm cúng Tết Nguyên Đán miền Bắc

Với người miền Bắc, trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên không thể thiếu những món sau

  • Cơm trắng, bánh chưng.
  • Xôi( xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi trắng)
  • Giò chả
  • Thịt quay
  • Canh măng
  • Gà luộc
  • Các món xào( Tùy loại)
  • Nem rán
  • Canh miến
  • Thịt kho

van-khan--tet-nguyen-dan

Mâm cơm cúng Tết miền Trung

Đối với người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:

  • Xôi vò, xôi lạc
  • Gà luộc (nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)
  • Rau xào
  • Cá thu kho khúc
  • Canh xương hầm rau củ
  • Thịt kho tiêu

Mâm cơm cúng Tết miền Nam

Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:

  • Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam.
  • Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng.
  • Món hầm thường là thịt heo hầm măng.
  • Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.

Cách chuẩn bị lễ vật đi chùa vào dịp tết nguyên đán

– Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè…

– Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn, không đặt tiền vàng mã ( vàng mã đặt bên Ban Mẫu, Tứ Phủ, hoặc Đền, Điện, Phủ..)

– Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Không đi Thẳng vào cửa chính Tam bảo mà phải vào cửa bên tay Phải trước, lễ xong Ra cửa Bên Tay Trái.

– Lễ xong không mang đồ lễ về.

Tết nguyên đán là gì

Tết Nguyên đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, chữ “đán” có nghĩa là buổi ban mai. “Nguyên đán” là khởi điểm của năm mới.

Do vậy, sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán lại càng được coi trọng bởi đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Nên việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.

 

You may also like...