La Bàn Phong Thủy Là Gì? Kết Cấu Của La Bàn, Cách Sử Dụng La Bàn

Bạn đang tìm hiểu về la bàn phong thủy, kết cấu của la bàn, cách lựa chọn một chiếc la bàn tốt? hay cách sử dụng la bàn như thế nào? thì tại bài viết này Baongoccakito sẽ tổng hợp những kiến thức về la bàn các bạn cùng tham khảo.

La Bàn phong thủy là gì?

La bàn phong thủy hay còn gọi là la bàn, la kinh, la canh hoặc la kinh bàn, là một công cụ đo đạc không thể thiếu đối với các thầy phong thủy khi lập cực và định hướng trong quan sát phong thủy.

Các loại la bàn thường được sử dụng trong dân gian gồm có la bàn tam hợp , la bàn tam nguyên, la bàn tổng hợp và la bàn chuyên dụng.

  • La bàn tam hợp: là la bàn có lịch sử lâu đời phạm vi lưu hành rộng rãi . Tuy nhiên , loại la bàn này lại chứ đựng một số những thông tin rất khó lý giải, ít được dùng đến . la bàn tổng hợp , có loại lấy la bàn tam hợp làm chủ đạo. có loại lấy la bàn tam nguyên làm chủ đạo , dạng la bàn này có số tầng nhiều nhất và cũng có rất ít người biết sửu dụng một cách toàn diện.
  • La bàn chuyên dụng: là loại la bàn do các môn phái khác nhau tự thiết kế , dạng la bàn do các phái khác nhau thiết kế, dạng la bàn này có tính thực dụng cao, nên thường được ứng dụng rộng rãi .Loại la bàn này có số tầng không nhiều, nhưng rất rõ ràng và chính xác . Người sử dụng chỉ cần có kiến thức về Huyền không phi tinh, sẽ có thể sử dụng la bàn một cách chuẩn xác.

la-ban-phong-thuy

Kết cấu của la bàn Phong Thủy

La bàn phong thủy thực chất là một công cụ sửu dụng nguyên lý định vị của kim nam châm để xác định phượng vị. Trong phong thủy la bàn thường được sửu dụng trong cách long , tiêu sa, nạp thủy và xác định tọa hướng của các công trình xây dựng. La bà do 3 bộ phận chủ yếu tạo thành.

Hải để

Hải đế thường được gọi là Thiên Trì , do trục kim, kim nam châm , đường hải để, hộp hình và nắp đậy bằng kính tại thành . Hải để được gắn cố định ở vùng trung tâm của la bàn. Chính giữ phần đấy của của hộp tròn có gắn một trụ đầu nhọn , điểm chính giữ mặt dưới của kim nam châm có 1 lỗ lõm vào , dùng để gắn kim nam châm nên trục nhọn .

Phương vị và đầu nhọn của kim nam châm chỉ về hướng nam , đầu còn lại sẽ chỉ về hướng bắc . Trên mặt của thiên trì (hải để) có 1 đường thẳng màu đỏ được gọi là đường hải để, ở hai phía ở đều phía bắc có 2 chấm đỏ . Khi sử dụng phải điều chỉnh sao cho của kim nam trâm trùng khít với đường hải để .

Trên hải để của la bàn hiện đại có vẽ hình chữ thập , tại các đỉnh của hình chữ thập này có đề phương hướng đông , tây, nam, bắc,. Khi sửu dụng cần điều chỉnh cho đầu chỉ hướng bắc của kim nam châm chỉ theo đứng hướng bắc của hình chữ thập trên hải để, và kim nam châm trùng khít với đường chỉ hướng bắc trên hải đề.

Nội bàn

Nội bàn là khay tròn có thể chuyển động ở sát bên ngoài kim nam châm . Trên bề mặt nội bàn có rất nhiều vòng tròn đồng tâm , mỗi vòng tròn là một tầng. Mỗi tần lại chia nhiều ô số với số lượng khác nhau. Có những tầng có rất nhiều ô , nhưng có tầng cũng ít hơn. Tầng có ít nhất là 88 ô và tầng có nhiều nhất là 384 ô . Trên mỗi ô đều ghi tên ký tự và ký hiệu khác nhau .

Có nhiều loại la bàn có số tầng nhiều ít khác nhau , loại nhiều nhất có 52 tầng , loại ít nhất có 5 tầng . Các nội dung khác nhau của la bàn lần lượt được in hoặc khắc trên các tầng khác nhau của nội bàn. Đây cũng chính là phần cấu tạo chủ yếu của la bàn .

la-ban-phong-thuy

Ngoại bàn

Ngoại bàn có hình vuông, là rìa ngoài của nội bàn. Tại các trung điểm của các mép bên ngoài của ngoại bàn đều có 1 lỗ nhỏ , khi sỏ 1 sợi dây đỏ qua lỗ này , ta sẽ có đường Thiên tâm thập đạo , được sửu dụng để đọc nội dung trên bề mặt nội bàn

Thiên tâm thập đạo cần vuông góc với nhau , vì vậy những chiếc la bàn mới mua về cần kiểm tra kỹ ngoại bàn rồi mới sử dụng

Cách lựa chọn la bàn

La bàn phong thủy là công cụ quan trọng giúp các thầy phong thủy tầm long điểm huyệt, tiếu sa nạp quỷ, lập hướng bố cục. Chất lượng tốt xấu của la bàn có ảnh hưởng đến độ chuẩn xác trong đo đạc , do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ chuẩn xác trong lập hướng và bố cục. Vì vậy nên lựa chọn la bàn thật kỹ càng và khi mua la bần cần căn cứ một số yêu cầu dưới đây để trọn lựa.

La bàn được cấu tạo từ 03 bộ phận

  • Hải đế
  • Nội Bàn
  • Ngoại bàn

Chất lượng của 3 bộ phận này có liên quan rất mật thiết đến sự chính xác của đo đạc.

Hải để

  • Hôp tròn của hải để phải là hộp một hình trụ tròn đũng tiêu chuẩn , Đường chữ thập định vị ở bên dưới hải để phải giao nhau ở đúng điểm chính giữa( thành góc vuông 90độ)
  • Trụ kim cần được gắn cố định trên giao điểm của đường chữ thập trên hải để, đồng thời cần vuông góc với mặt đáy của hải để . Đầu nhọn của trụ kim cần lành lặn , không sứt mẻ. Nếu đầu nhọn của trụ kim sứt mẻ kim la bàn sẽ không chuyển động linh hoạt.
  • Kim nam châm cần được đặt thăng bằng và có đủ từ tính . Trọng lượng của 2 đầu kim phải tương đương nhau . Đặt la bàn trên mặt bàn , quan sát xem kim chỉ nam băn trong thiên trì có thăng bằng không , tuyệt đối không được đầu cao, đuôi thấp hoặc đầu thấp, đuôi cao, mà phải mặt bằng tuyệt đối.
  • Nắp đậy trên hải để tốt nhất được làm bằng kính , nếu làm bằng mica hoặc nhựa , sẽ dẫn đến hiện tượng tĩnh điện tạo ra lực hút đối với nam châm ảnh hưởng đến chuẩn xác của đo đạc.
  • Khi đậy nắp kính, thử úp ngực hải để xuống để xem kim nam châm có bị rơi ra ngoài hau không . Khi đặt hải để vào trong nội bàn cần đặc biệt chú ý đặt đầu phía bắc của đường hải để nhằm trúng vào điểm giữ son Tý của nội bàn.

la-ban-phong-thuy

Nội bàn

  • Tầng trên nội bàn cũng là bộ phận chủ yếu của la bàn phong thủy . Yêu cầu là bề mặt của nội bàn phải trơn ,bóng các ô phân chia phải chuẩn xác , chữ viết rõ ràng.
  • Xoay chuyển các đường Tý, ngọ , Mão, Dậu, của nội bàn cho đến khi chúng hoàn toàn trừng khớp với đường chữ thập của ngoại bàn. Nếu có 2 bàn này có sự chênh lệch , cần điều chỉnh lại đường chữ thập cần điều chỉnh lại đường chữ thập sao cho để cho 2 đường này hoàn toàn trùng khít nhau. Sau đó lại chuyển động các góc 90 độ hoặc 180 độ của nội bàn sao cho các đường Tý, Ngọ, mão, Dậu trùng khớp với các đường vạch chai 0 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ.
  • Nội bàn cần chắc chắn không được lỏng lẻo , xô lệch, .khi xoay  chuyển nội bàn cần hoạt động trơn tru, linh hoạt tuyệt đối không được có cảm giác rít kẹt . Vòng tròn bên trong và bên ngoài nội bàn cần đạt tiêu chuẩn, các khe giữa của nội bàn cần giữ khoảng cách hợp lý có độ rộng hẹp vừa phải . Nếu khe quá nhỏ nội bàn sẽ chuyển động không linh hoạt , nếu khe quá rộng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo đạt
  • Vòng bên trong của nội bàn nên khít để giữ cho hải để được cố định , không bị xô lệch . Tâm của vòng tròn nội bàn cần trùng khít với tâm của hải để.

Ngoại bàn

  • Ngoại bàn cần phải là một hình vuông tiêu chuẩn , bốn cạnh đều không được uốn cong , nghiêng lệch . Tâm của máng tròn dùng để đặt nội bàn phải trùng với tâm của ngoại bàn.
  • Thiên tâm thập đạo là đường tiêu chẩn dùng để đọc nội dung của các tầng trên nội bàn,. Bốn lỗ xỏ dây cần nắm đúng trung điểm của 4 cạnh ngoại bàn
  • Với những la bàn có thước đo thăng bằng kiểu bọt , khi bọt nước của 2 thước đo đều nằm ở trung tâm , kim nam châm của hải để cần nằm song song với bề mặt của la bàn.

Cách xử dụng la bàn

La bàn phong thủy là công cụ quan trọng nhất đối với các thầy phong thủy. Vì vậy nắm bắt được các kỹ năng sử dụng la là rất quan trọng.

Tìm điểm lập cực của ngôi nhà

Muốn xem phong thủy cho 1 ngôi nhà trước hết cần tìm được điểm trung tâm của ngôi nhà đó. Trong phong thủy điểm trung tâm này được coi là ” lập cực” phương pháp lập cực thông thường chỉ cần tìm ra điểm trọng tâm lực học vật lý xét theo phương diện vật lý học của ngôi nhà là được..

VD: Những ngôi nhà hình vuông hoặc chữ nhật , điểm lập cực lập cực chính là giao điểm của 2 đường chéo. Nếu ngôi nhà có hình vuông và có thêm 1 vòng nhỏ nhô bên ngoài có thể bỏ qua phần nhô này , vẫn xác định điểm lập cực là 2 đường chéo của hình vuông . Nếu ngôi nhà bị lõm vào một góc , cũng có thể bổ sung góc bị lõm đó, và vẫn xác định điểm lập cực giống với nhà hình vuông.

la-ban-phong-thuy

Xác định lập hướng của ngôi nhà

Lập hướng chính là xấc định tọa và hướng của ngôi nhà . Mục đích của việc lập hướng là tìm ra một phương pháp hợp lý , khiến long , huyệt sa, thủy đều trở nên hữu ích với ngôi nhà, giúp cho ngôi nhà có thể tàng phong tụ khí.

Tọa có nghĩa là dựa, như là một người ngồi lên chiếc ghế tựa , phương vị của người quay lưng lại chính là tọa, phương vị mà người đó hướng mặt về chính là hướng. Lập hướng chính là xác định số độ của tọa sơn, sau khi xác định được tọa sơn hướng sơn sẽ được xác định dễ dàng.

Thông thường mỗi ngôi nhà chỉ có 1 tọa độ , khi tọa độ này bị thay đổi hoặc đường cục không ngay ngắn , ngôi nhà sẽ không tiếp nhận được sa thủy sinh vượng . Tuy nhiên với nhà ở hiện đại , do bị hạn chế bởi hình dang đất nền hoặc quy hoạch của chính chủ, gia chủ sẽ không tự quyết định được tọa hướng của nhà ở.

Cách sử dụng là bàn cụ thể

Cần nâng ngoại bàn tay bằng cả 2 tay , hai chân mở ra , đặt la bàn ở giữ ngực và bụng, cần giữ chắc để la bàn ở trạng thái thăng bằng , không được để bên cao bên thấp, hoặc trước cao sau thấp. sau đó hãy coi phía sau lưng của bạn là tọa , phía trước mặt là hướng để bắt đầu lập hướng.

Đường chữ thập trên la bàn cần trùng khớp với 4 chính vị là chính tiền, chính hậu, chính tả và chính hữu của gian phòng. Nếu hướng của chữ thập này không chuẩn thì tọa hướng xác định được cũng sẽ bị sai lệch.

Sau khi đã cố định được vị trí của đường chữ thập , dùng phía tay cái của 2 bàn tay để xoay chuyển nội bàn . Khi nội bàn xoay chuyển , thiên trì cũng chuyển động theo. Tiếp tục xoay nội bàn chuyển động đến khi nam châm dừng hẳn và hoàn toàn trùng khít với đường màu đỏ ở bên trong thiên trì

Đầu có lỗ nhỏ của kim nam châm cần phải trùng khít với 2 chấm nhỏ màu đỏ trên đường màu đỏ đó . Lúc này đường dây hiển thị phương của tọa hướng ( là đường nằm ngang)sẽ giao cắt với các tầng của nội bàn . Tất cả những số liệu và thông tin mà chúng ta muốn tìm hiểu đều sẽ được hiển thị tại khu vực mà sợi dây chạy qua.

Lúc này , tầng 24 sơn sẽ biểu thị tọa hướng. Đó cũng chính là vùng gần sát với thiên trì. Sơn ở vị trí hướng trên sợi dây sẽ biểu thị hướng của công trình . Sau khi đã biết được hướng của ngôi nhà , cần đặt la bàn ở điểm trung tâm của ngôi nhà . Khi đó tọa hướng này có thể suy ra được phương vị (hoặc cung vị) của cả tòa nhà.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết la bàn phong thuỷ là gì? kết cấu của la bàn, cách chọn la bàn, cách sửu dụng la bàn….hi vọng sau bài viết này chúng tôi sẽ mang thêm những thông tin bổ ích dành cho các bạn.

You may also like...