Chấn thương sọ não, triệu chứng lâm sàng, cách xử trí kịp thời
Chấn thương sọ não là những trấn thương có nguy cơ tử vong rất cao đòi hỏi người điều trị phải có kiến thức và tay nghề tốt cũng như các trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu mổ não bất cứ lức nào.
Triệu chứng của người bị Chấn thương sọ não
Triệu chứng của chấn thương sọ não ở mỗi trường hợp là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí chấn thương, tốc độ va chạm, tác nhân gây chấn thương và mức độ nghiêm trọng. Người bị chấn thương sọ não nhẹ có thể bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ù tai, mệt mỏi, rối loạn tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung. Trường hợp bị chấn thương sọ não nặng hơn người bệnh có thể bị đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, mất ý thức, giãn đồng tử, hôn mê…
Các loại chấn thương sọ não
Trong chấn thương sọ não, người ta thường phân chia ra 2 loại thương tích lớn
- Vết thương sọ não hở
- Chấn thương sọ não kín
Chẩn đoán tổn thương trong trấn thương sọ não kín nhiều khi khó khăn đặc biệt nếu khi có máu tụ trong hộp sọ mà không chẩn đoán hoặc xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến từ vong nhanh chóng.
Chấn thương ở da đầu
Máu tụ ở da đầu
Trường hợp này thường thấy trong trấn thương sọ não kín
– Máu tụ tại chỗ: Tại nơi trấn thương da đầu sưng lên, đôi khi có sây sát bên ngoài . Ở trẻ , thường sờ thấy máu tụ lùng nhùng ỏ giữa, ở ngoài có một vành cứng, tưởng như ở giữa có lún sọ , nhưng khi chụp X quang không thấy sọ tổn thương , nếu máu tụ nhiều có thể rạch lấy máu tụ hoặc rút máu ra.
– Máu tụ lan tỏa: Thường gặp ở trẻ con chạy bị ngã , đập đầu xướng mặt đất , máu tụ có thể lan nhanh từ trán bên này sang trán bên kia làm trán và mi mắt căng lên . cần hút máu ra hoặc rạch lấy máu cục.
Các vết thương ở da đầu
– Vết thương do cắt: Thường do dao hay mảnh kính . Chảy máu tương đối nhiều , phải cắt tóc cạo sạch vết thương hoặc toàn bộ đầu . Gây tê tại chỗ . Thường mép cắt thẳng ít khi phải cắt sửa . Nên khâu càng sớm càng tốt tránh mất máu.
– Vết thương do giập: Bờ vết thương do dập thường bị tách ra nhiều khía. Cần lấy dị vật , sửa mép rách giập cho gọn . Khi khâu thường bị thiếu da nên vết khâu sẽ toác. Cần tách da xung quanh để di chuyển da phủ kín vết rách , để khi khâu 2 mép không bị căng.
– Lột da đầu: Thường do tai nạ lao động tóc bị quấn vào dây cu loa . Da có thể bị lột theo đường lông mày tai , gay rời hẳn ra ngoài . máu chảy nhiều gây sốc . Cần đưa nạn nhân kèm miếng da bị lột đến viện ngay.
Vết thương sọ não hở
Nguyên nhân
- Do chém ,búa, rìu bổ vào đầu
- Do tai nạn lao động
- Do thương tích chiến tranh
Các loại thương tích
– Xương bị nứt rạn
– Lún xương sọ
– Nhiều mảnh xương đi sâu vào não
– Vết thương chiến tranh do đạn mảnh, kim khí
– Những vết thương đặc biệt
- Vết thương xoang tĩnh mạch dọc trên
- vết thương xoang hơi trán
- Vết thương não thất
Nguy cơ của trấn thương sọ não hở
Chính vì sự thông với môi trường bên ngoài nên vết thương sọ hở làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nội sọ, chủ yếu là viêm màng não. Một số trường hợp chấn thương sọ hở nhỏ, máu chảy không ra được hết tạo nên khối máu tụ, bít tắc và có thể chèn ép não, làm tăng áp lực nội sọ. Trên lâm sàng bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn ói, cứng cổ và mất ý thức, hôn mê.
Nếu vết thương sọ hở xuyên thấu não, làm tổn thương nhiều tổ chức nhu mô não hoặc vết thương sâu gây xuất huyết, phù não khiến bệnh nhân hôn mê, giống như bệnh cảnh chấn thương sọ não kín, tỷ lệ tử vong cao.
Ngoài ra, chấn thương sọ hở cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương. Mức độ nhiễm khuẩn phụ thuộc vào tác nhân gây ra vết thương là sạch hay bẩn, vết thương gọn hay giập nát, vị trí vết thương, các tổn thương phối hợp, tuổi và cơ địa của người bệnh.
Phẫu thuật
– Hồi sức trước mổ: Bao gồm điều chỉnh tình trạng huyết động, rối loạn hô hấp, hồi sức tim mạch, nhất là trong các trường hợp não lòi ra ngoài, bệnh nhân hôn mê sâu, có dấu hiệu tổn thương thân não.
– Lấy hết mảnh xương vụn, loại bỏ các dị vật nếu có, nhưng chú ý tránh làm tổn thương não và màng não. Nếu vết thương sạch có thể để lại những mảnh xương sọ lớn sau khi đã làm sạch.
– Mở rộng màng não để xử trí những thương tổn bên trong não. Sau đó, tùy theo tình trạng vết thương sạch hay bẩn mà có thể đóng kín màng não hoặc để hở màng não. Tuy nhiên, hở màng não lại gây nguy cơ rò dịch não tủy, nhiễm nấm não – màng não và đặc biệt tăng nguy cơ động kinh sau mổ.
– Loại bỏ nhu mô não giập, máu tụ bằng máy hút áp lực thấp để tránh làm thương tổn thêm tổ chức não lành, đặc biệt là các vùng não chức năng. Khi vết thương sọ não nằm ở vùng chức năng quan trọng như cảm giác, vận động, vận ngôn thì không nên dùng máy hút mà nên bơm nước cho tổ chức não dập để máu tụ trôi ra. Không nên cố lấy những dị vật ở xa hay sâu trong nhu mô não vì sẽ làm tổn thương tổ chức não lành.
– Vết thương sọ hở vào não thất thường gây chảy máu não thất, vì vậy trong khi phẫu thuật cần cầm máu não thất. Dẫn lưu não thất bằng cách luồn dưới da cách vết mổ càng xa càng tốt, giúp tránh giãn não thất, phòng ngừa tăng áp lực nội sọ và tránh tắc não thất do máu đông. Rút dẫn lưu não thất sớm nhất có thể.
– Dùng kháng sinh phổ rộng liều cao đường tĩnh mạch
Chấn thương sọ não kín
Trấn thương sọ não kín có thể gây nên những tổn thương , những biến chúng mà trong chẩn đoán và xử trí nhiều khi khó khăn, nếu không kịp thời sẽ dẫn tới tử vong . Tuy nhiên trong các loại tổn thương đòi hỏi phải mổ cấp bách , đó là máu tụ hộp sọ . Nếu phát hiện được sớm máu tụ và mổ kịp thời thì trong nhiều trường hợp có thể cứu được bệnh nhân.
Vỡ xương sọ
– Vỡ vòm sọ : X quang thấy rõ đường nứt thẳng , cong, hoặc tách 3 đường. Cần phân biệt với khớp xương sọ hoặc đường ngăn của mạch máu và xương sọ
– Vỡ xương lan xuống nền sọ: Đường vỡ có thể lan xuống tầng trước , tầng giữa hay tầng sau của nền sọ. Tùy theo vị trí của đường vỡ có thể thấy 3 triệu chứng sau đây.
- Bầm tím
- Chảy nước não tủy
- Liệt các dây thần kinh ở nền sọ
Chấn thương não
Chấn động não
Tình trạng này xảy ra ngay sau chấn thương sọ não, nạn nhân bất tỉnh hoàn toàn, không cử động hay mơ màng tỉnh. Thông thường chấn động não sẽ kéo dài vài chục giây nếu chấn thương nhẹ nhàng hoặc 15 – 20 phút nếu nặng
Sau chấn động não, bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, choáng váng và khó nhớ lại quá trình xảy ra chấn thương sọ não trên. Chấn động não thường đi kèm với nhiều tổn thương nghiêm trọng khác, vì thế người nhà cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc. Nếu tình trạng ngày càng xấu đi, nghĩa là đang có tổn thương tiến triển tại não, Nếu có máu tụ hay xuất huyết thì cần phẫu thuật ngay.
Giập não
Giập não là tổn thương nặng và nguy hiểm ở những bệnh nhân chấn thương sọ não. Do lực tác động lớn vượt qua sọ não, chúng gây những chấn thương bên trong như:
Giập não trực tiếp tại vị trí chịu chấn thương: nguyên nhân thường do xương sọ vỡ khiến các mảnh xương lún sâu trong não, khiến não bị đè ép quá mức dẫn đến dập.
Giập não có thể gặp phải ở vị trí đối diện với vị trí chấn thương, thường gặp ở thủy thái dương và nền thùy trán. Một số trường hợp giập não khiến máu tụ dưới màng cứng, đi kèm với phù não vô cùng nguy hiểm.
Nếu giập não ở thân não, bệnh nhân thường tử vong ngay sau đó. Tổn thương giập não này khiến bệnh nhân hôn mê, đau đớn, thở nhanh, sốt cao,…
Xẹp não
Mức độ nguy hiểm của biến chứng xẹp não này cũng được đánh giá tương đương với phù não, tuy nhiên ít gặp hơn. Hầu hết bệnh nhân xẹp não thường triệu chứng diễn ra rất nhanh rồi tử vong.
Máu tụ trong sọ
Máu tụ trong sọ khá thường gặp ở những bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ trung bình và nặng, khi mạch máu trong não bị tổn thương, đứt rách nên rò rỉ máu. Vị trí máu rò rỉ có thể hình thành cục máu đông hoặc cản trở hoạt động mô gây chết mô.
Máu tụ nội sọ là tổn thương nguy hiểm mà bệnh nhân cần được cấp cứu y tế sớm mới có thể thoát khỏi nguy hiểm. Có 3 dạng máu tụ nội sọ với mức độ phổ biến khác nhau.
- Máu tụ ngoài màng cứng: thường gặp ở vị trí trán, đỉnh, thái dương và ít gặp ở vùng chẩm hay tiểu não.
- Máu tụ dưới màng cứng: dạng cấp tính thường xuất hiện cùng với giập não, dễ lan tỏa đến nhiều vùng não. Dạng mạn tính thường xuất hiện khá muộn sau chấn thương sọ não, diễn tiến khá giống như một u não khi máu chảy từ mạch chậm gây hình thành khối máu tụ loãng.
- Máu tụ trong não: Dạng máu tụ này là ít gặp nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất, khó can thiệp để mở đường lưu thông máu ra ngoài.
Xem thêm: Ý nghĩa nốt ruồi trên bụng