Cách Tỉa Chân Nhang (Hương) Chuẩn Phong Thủy Ngày Tháng Tỉa Chân Nhang

Cuối năm việc tỉa chân nhang là vô cùng cần thiết . Vậy cách tỉa chân nhang như thế nào cho đúng? tỉa chân nhang vào ngày tháng nào? bài văn cúng tỉa chân nhang…..? tại bài viết dưới đây Baongoccakito sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn.

cach-tia-chan-nhang

Tỉa chân nhang (hương) khi nào?

Thường mọi người sẽ dọn dẹp lại bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp cuối năm tức ngày 14/1/2024 ngày cúng ông công ông táo.

Giờ tốt nhất để tỉa chân nhang trong ngày này là

  • Giờ Thìn (7 – 9 giờ),
  • Giờ Tỵ (9 -11 giờ),
  • Giờ Mùi (13 – 15 giờ).

Tuy nhiên nếu gia chủ không sắp xếp thời gian để lau dọn và tỉa chân nhang vào đúng ngày ông Công ông Táo thì có thể tham khảo một số ngày đẹp trong tháng 1 – 2023 này nhé:

Ngày đẹp tỉa chân nhang 24 tháng Chạp (tức là ngày 15/1/ 2024 dương lịch)

Đây được cho là ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ tổ tiên để có được một năm mới hạnh phúc, mọi điều thuận lợi, như ý.

Gia chủ có thể chọn dọn dẹp ban thờ theo khung giờ sau:

  • Giờ Mão (5 giờ đến 7 giờ)
  • Giờ Ngọ (11 giờ đến 13 giờ)
  • Giờ Mùi (13 giờ đến 15 giờ)
  • Giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ).

Ngày đẹp tỉa chân nhang 26 tháng Chạp (tức ngày 17/1/ 2024 dương lịch)

ngày 26 tháng chạp rất tốt cho việc lau dọn bàn thờ tổ tiên vì đây được cho là ngày được thần, sẽ tăng thêm vận khí cho gia chủ.

Gia chủ có thể lựa chọn theo khung giờ

  • Giờ Thìn (5 giờ đến 7 giờ)
  • Giờ Ngọ (11 giờ đến 13 giờ)
  • Giờ Mùi (13 giờ đến 15 giờ)
  • Giờ Tuất (19 giờ đến 21 giờ)

 Ngày 28 tháng Chạp (ngày 19/1/2024 dương lịch)

Đây cũng là một trong những ngày tốt để dọn bàn thờ, đem đến những niềm vui, tài lộc và may mắn cho gia đình.

Gia chủ nên chọn dọn dẹp bàn thờ theo khung giờ

  • Giờ Mão (5 giờ đến 7 giờ)
  • Giờ Tỵ (9 giờ đến 11 giờ)
  • Giờ Thân (15 giờ đến 17 giờ)
  • Giờ Tuất (19 giờ đến 21 giờ)

cach-tia-chan-nhang

Xem thêm:

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông táo?

Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang

Trước tiên, “tỉa chân nhang” có thể hiểu cơ bản là cách chúng ta “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc các các vị thần (thường là ông Công, ông Táo) sau một năm các ông “làm việc”.

Thời điểm tỉa chân nhang

Đối với bàn thờ ông Công, ông Táo, việc “tỉa chân nhang” này vốn không có quy định rõ ràng là phải làm trước hay sau khi cúng tiễn đưa hai ông về trời. Song, thường người dân thường làm sau khi cúng, để tránh “phạm” tới các ông và cũng để chuẩn bị một “chỗ” mới tươm tất, sạch sẽ khi các ông về từ thiên đình.

Ai là người tỉa chân nhang

Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

Cách tỉa chân nhang

Chuẩn bị

Gia chủ nên chuẩn bị những những đồ vật sau khi tiến hành tỉa chân nhang

– Rượu gừng sạch: Mua rượu mới và dùng củ gừng mới, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu.
– Nước hoa (không bắt buộc)
– 1 tờ báo/tấm vải sạch
– 2 khăn sạch
– Chậu nước sạch

Xin phép tổ tiên hoặc thần linh

Người tỉa chân nhang sau khi đã tắm rửa sạch sẽ quần áo, tóc tai gọn gàng thì sau đó đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này có ý nghĩa là sẽ mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.

cach-tia-chan-nhang

Đọc văn khấn xin tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ tổ tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tiến hành tỉa chân nhang

Để tờ báo hoặc tấm vải sạch ở gần bát hương để đựng chân nhang. Một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương để lên tờ báo/vải, cẩn thận để không làm tung tóe tro. Một số nhà còn kiêng không rút chân hương đầu tiên được thắp khi bốc bát hương. Bạn tỉa chân nhang cho đến khi còn lại một số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9 chân nhang trong bát hương. Mang chân nhang đã tỉa để ra chỗ sạch sẽ và xử lý.

Lưu ý: Khi tỉa chân nhang gia chủ không nên xê dịch bát hương sang hướng khác.

Tiến hành lau dọn bàn thờ

Chúng ta có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn…nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.

Xử lý phần tro

Mang chân nhang đi hóa thành tro. Tro của chân nhang sau khi hóa cần được thả ở nơi nước sông, suối sạch sẽ, không có rác hay bị ô uế. Không được bỏ tro vào thùng rác, để chung với những vật ô uế, không thanh tịnh.

Thắp hương khi đã hoàn thành

Sau khi đã hoàn thành các bước trên , gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết cách tỉa chân nhang. Hy vọng sau khi tìm hiểu xong bài viết mọi người đã có thêm những thông tin bổ ích để có một bát nhang sạch sẽ, tinh tươm mà không phạm vào những điều kiêng kỵ mà ngược lại sẵn sàng chào đón gia tiên, các vị thần trong những ngày đầu năm mới.

You may also like...